Các loại thoát vị đĩa đệm cột sống
Phình, Phồng, Lồi đĩa đệm:
Phình, lồi đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm phồng và lồi ra phía sau, làm suy yếu vòng sợi bao bọc đĩa đệm, khiến nhân nhầy có thể rò rỉ ra ngoài nhưng vẫn nằm trong bao sơ, không chèn ép lên dây thần kinh. Người mắc phải thoát vị đĩa đệm cột sống dạng này thường chỉ cảm thấy đau nhẹ, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng hơn.
Lệch đĩa đệm cột sống:
Lệch đĩa đệm cột sống xảy ra khi đĩa đệm giữa hai đốt sống di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 55, do lão hóa hoặc các chấn thương cột sống. Khi đĩa đệm lệch, có thể chèn ép các rễ thần kinh, gây đau nhức và khó khăn trong vận động.
Xẹp đĩa đệm cột sống:
Xẹp đĩa đệm cột sống là hiện tượng đĩa đệm mất nước theo thời gian, khiến đĩa đệm mất đi độ mềm dẻo và xẹp xuống. Đây là một thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, thường gây đau nhức âm ỉ hoặc tăng khi đứng lên hoặc ngồi xuống, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Thoát vị nội xốp đĩa đệm:
Thoát vị nội xốp đĩa đệm là khi nhân nhầy thoát ra theo chiều dọc, chạm vào bề mặt thân đốt sống, xảy ra ở các đĩa đệm liên tiếp, chủ yếu ở vùng lưng và thắt lưng. Đây là dạng thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây ra đau và khó khăn trong cử động.
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm:
Khi nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép lên tủy sống, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống này có thể gây thiếu máu cục bộ, đau nhức và thậm chí phù tủy. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy hiểm, như liệt nửa người hoặc mất khả năng di chuyển.
Thoát vị đa tầng đĩa đệm:
Thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng xảy ra khi hai hoặc nhiều đĩa đệm bị thoát vị cùng lúc. Đây là thể bệnh nặng và phức tạp, gây ra những cơn đau cấp tính và nguy cơ biến chứng như rối loạn cảm giác, teo cơ, bại liệt, nếu không điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống:
- Lão hóa, thoái hóa cột sống: Khi tuổi càng cao, các đĩa đệm cột sống bị mất độ đàn hồi, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Sai tư thế khi lao động hoặc vận động: Thường xuyên mang vác nặng hoặc ngồi sai tư thế có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống, dẫn đến thoát vị.
- Chấn thương, tai nạn: Tai nạn giao thông hoặc các chấn thương lao động có thể làm tổn thương đĩa đệm, gây thoát vị.
- Di truyền: Nếu gia đình có tiền sử thoát vị đĩa đệm cột sống, bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Bệnh lý cột sống bẩm sinh: Những người có các bệnh lý như gù, gai đôi cột sống có thể dễ mắc thoát vị đĩa đệm.
- Tăng cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá nặng tạo áp lực lên cột sống, là yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Hút thuốc: Thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu và các chất dinh dưỡng, khiến cột sống và đĩa đệm yếu dần và dễ bị thoát vị.
- Mang thai: Áp lực từ thai nhi lên cột sống có thể là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ mang thai.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống:
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Đau vai gáy, lan lên đầu hoặc xuống cánh tay, tê bì tay, khó khăn trong cử động cổ, đau nửa đầu, chóng mặt, ù tai.
- Thoát vị đĩa đệm lưng: Đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội, cơn đau lan xuống hông, mông, đùi, chân, gây tê bì. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn đại tiện, teo cơ và mất khả năng đi lại.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống:
Chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống giúp lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
- Chụp X-quang: Phát hiện các tổn thương cột sống, như gãy xương, viêm, u hay chấn thương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định vị trí và mức độ thoát vị đĩa đệm cột sống, phát hiện tổn thương dây thần kinh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về cột sống và đĩa đệm, giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm chính xác.
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống:
Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Giảm khả năng vận động: Đau nhức và cứng cơ thể khiến việc di chuyển trở nên khó khăn.
- Rối loạn cảm giác: Chèn ép dây thần kinh dẫn đến cảm giác tê, nóng, lạnh, hoặc giảm cảm giác.
- Teo cơ và biến dạng khớp: Khi thoát vị đĩa đệm kéo dài, có thể gây teo cơ và biến dạng khớp, dẫn đến tê liệt hoặc mất khả năng vận động.
- Liệt và tàn phế: Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây liệt tứ chi và tàn phế vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Thực phẩm người bị thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn và kiêng ăn
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển của hệ xương khớp, giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai. Bên cạnh đó, canxi còn giúp ổn định hoạt động của cơ và các tế bào thần kinh. Các loại thực phẩm giàu Canxi tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp như: Sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua; các loại rau có màu xanh đậm như rau cải, bông cải xanh, rau bina; Các loại đậu như đậu phộng, đậu Hà Lan; Các loại hải sản như tôm, cua, cá hồi…
Tăng cường các vitamin C, D, E, K, Magie
Những loại Vitamin này đều là những loại Vitamin không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn rất tốt cho xương khớp. Cụ thể:
Vitamin C (Cam, Quýt, Kiwi, Dâu tây, Chanh leo…) có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả những cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra.
Vitamin D (Hàu, trứng, tôm, dầu, các loại nấm…) là những dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi giúp cho xương luôn khỏe mạnh và vững chắc.
Vitamin E (Cà chua, Khoai lang, Cà rốt, Thịt bò…) có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe, giảm đau giúp cơ thể chống lại những cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra.
Ngoài ra người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống còn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin K và Magie để tăng sự vững chắc của xương khớp, ngăn ngừa những biến chứng và tác động xấu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đến với cơ thể.
Bổ sung các hoạt chất glucosamine và chondroitin
Glucosamine và Chondroitin là những hoạt chất không thể thiếu cho sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, chính vì vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cần đặc biệt chú ý bổ sung Glucosamine và Chondroitin vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Những hoạt chất này có nhiều trong nước hầm xương ống, sụn sườn.
Thực phẩm giàu omega 3
Những thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, đậu nành, hạt óc chó, hạt hạnh nhân… không chỉ có tác dụng phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm mà còn rất tốt cho xương khớp, giúp chống viêm xương khớp hiệu quả, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống kiêng ăn gì?
Thức ăn nhanh và đồ chiên giòn
Những thực phẩm được chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh, chiên giòn khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn, do ảnh hưởng của lượng mỡ trong máu tăng tác động đến qua trình lưu thông của máu làm hạn chế việc đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi xương.
Kiêng ăn nội tạng động vật, thịt chó
Ăn nội tạng động vật hay thịt chó có chứa lượng Cholesterol và Purin giảm khả năng hấp thụ Canxi trong xương, tăng tình trạng viêm khớp làm tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngày càng gia tăng.
Các chất kích thích rượu bia, cà phê, thuốc lá
Các loại đồ uống kích thích như bia, rượu, trà, cà phê, thuốc lá… làm giảm oxi và chất dinh dưỡng có trong máu để cung cấp cho xương, làm cho xương ngày càng yếu đi, giòn, dễ gãy, tổn thương và tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống ngày càng nặng hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông y gia truyền Trị Cốt Tán
Bài thuốc Đông y gia truyền 5 đời Trị Cốt Tán của nhà thuốc Hải Sáu sử dụng các thảo dược quý từ thiên nhiên như Linh chi, Tam thất, Ba Kích, Hương Phụ, Khương Hoạt, mang lại hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm một cách toàn diện. Thuốc được bào chế thành hai dạng: thuốc uống và thuốc chườm, kết hợp theo nguyên lý “Trong ẩm ngoài đồ”, giúp tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
Thuốc uống Trị Cốt Tán:
- Loại bỏ các tà khí độc gây viêm nhiễm ở cột sống và đẩy lùi tinh thể muối urat chèn ép đĩa đệm.
- Kháng viêm, giảm đau và tiêu sưng khớp bằng thảo dược tự nhiên.
- Tăng cường và bổ sung dưỡng chất cho nhân nhầy và bao xơ, giúp phục hồi các tế bào bị thoát vị, làm mềm đĩa đệm.
- Kích thích tái tạo bao xơ, làm lành phần đĩa đệm bị rách, đưa nhân nhầy trở về vị trí ban đầu.
- Hồi phục sụn khớp và xương dưới sụn hiệu quả.
- Hoạt huyết, lưu thông máu, mạnh gân cốt, ổn định sự phát triển của đĩa đệm.
Thuốc chườm Trị Cốt Tán:
- Dựa trên nguyên lý thẩm thấu tinh chất thuốc qua da, hỗ trợ đào thải độc tố và giảm viêm.
- Khuếch tán và thấm sâu vào gân cốt, giảm đau nhức và tê buốt.
- Cung cấp dưỡng chất phục hồi chức năng xương khớp.
- Giúp ổn định sự phát triển của đĩa đệm.
Hiệu quả của Trị Cốt Tán trong điều trị thoát vị đĩa đệm đã được minh chứng qua phản hồi tích cực của hơn 50.000 bệnh nhân trên toàn quốc. Sản phẩm cũng được các chuyên gia đánh giá cao và nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận uy tín, bao gồm:
- “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” từ Viện Chính sách pháp luật và quản lý.
- Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh Nhà thuốc Y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe cộng đồng (2014).
- Giấy khen và bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.
Để nhận tư vấn chính xác về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, vui lòng gọi ngay vào hotline 0961666383. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên về chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Xem thêm:
[Hỏi đáp – Số 02] Cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm?